Quy trình lập pháp ở Vương quốc Anh
Ở Anh, nhìn chung, pháp luật được quan niệm là một công cụ quan trọng để duy trì trật tự xã hội. Pháp luật được coi là một cơ chế chính thống (quan phương) để kiểm soát xã hội. Trong thực tế, hầu hết các đạo luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành là dựa trên đề xuất của Chính phủ. Như vậy, khởi điểm...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Tài liệu tham khảo khác |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://hdl.handle.net/11742/37720 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Tóm tắt: | Ở Anh, nhìn chung, pháp luật được quan niệm là một công cụ quan trọng để duy trì trật tự xã hội. Pháp luật được coi là một cơ chế chính thống (quan phương) để kiểm soát xã hội.
Trong thực tế, hầu hết các đạo luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành là dựa trên đề xuất của Chính phủ. Như vậy, khởi điểm của việc xây dựng một đạo luật (do Chính phủ đề xuất) là việc nhận diện vấn đề xã hội mà Chính phủ (nhà nước) phải giải quyết. Khi nhận diện được vấn đề cần giải quyết, Bộ trưởng quản lý ngành sẽ quyết định việc liệu mình có chính thức đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề hay không. Nếu Bộ trưởng quản lý ngành quyết định đề xuất, Bộ trưởng sẽ có trách nhiệm thúc đẩy đề xuất ấy để trở thành đề xuất lập pháp, đưa vào chương trình nghị sự của Nội các (Chính phủ) và sau đó là Nghị viện (Quốc hội). Sau khi đã thực hiện công việc tham vấn chính sách ấy, nếu tiếp tục quyết định theo đuổi việc đề xuất chính sách, Bộ trưởng phải có các động thái để thuyết phục các bộ trưởng khác trong nội các ủng hộ đề xuất chính sách của mình.Sau đó, Ủy ban lập pháp của Nội các (the Legislation Committee) sẽ quyết định xem liệu đề xuất lập pháp này có nên được đệ trình cho Nghị viện hay không.
Khi đã được Ủy ban lập pháp chấp thuận, Bộ trưởng quản lý ngành có trách nhiệm phải soạn thảo “bản hướng dẫn soạn thảo dự án luật” (Instructions), Trên cơ sở bản “Hướng dẫn soạn thảo dự án luật” này, các nhà soạn thảo luật chuyên nghiệp sẽ có trách nhiệm “dịch” những nội dung, định hướng mang tính nguyên tắc (ngôn ngữ của chính sách) thành các quy phạm (tức là thực hiện việc “quy phạm hóa” chính sách), các điều luật cụ thể trong một dự thảo luật. Dự thảo luật (dự luật) này sẽ trải qua công đoạn Nghị viện, theo đó, dự án luật phải được cả Hạ viện và Thượng viện chấp nhận để trở thành đạo luật. |
---|