Từ giáo dục truyền thống đến giáo dục hiện đại ở khu vực Đông Nam Á vào cuối thế kỷ XX: Nghiên cứu trường hợp Indonesia và Việt Nam
Giáo dục ở khu vực Đông Nam Á nói chung và ở Indonesia, Việt Nam nói riêng đã có quá trình phát triển và biến đổi từ giáo dục truyền thống sang giáo dục hiện đại. Quá trình thiết lập nền giáo dục hiện đại từ các nước phương Tây như "luồng gió mới" thổi vào Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ XIX....
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài trích |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
2020
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://muontailieuso.quochoi.vn/DefaultBookView.aspx?BookID=35563 https://hdl.handle.net/11742/46072 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Tóm tắt: | Giáo dục ở khu vực Đông Nam Á nói chung và ở Indonesia, Việt Nam nói riêng đã có quá trình phát triển và biến đổi từ giáo dục truyền thống sang giáo dục hiện đại. Quá trình thiết lập nền giáo dục hiện đại từ các nước phương Tây như "luồng gió mới" thổi vào Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ XIX. Từ đó, nền giáo dục truyền thống mang đậm yếu tố "tôn giáo" ở Indonesia và Việt Nam, từng bước "hiện đại hoá" theo mô hình phương Tây. Điểm chung trong chính sách giáo dục của Hà Lan tại thuộc địa Indonesia, Pháp tại thuộc địa Việt Nam đều thực hiện nhiều lần cải cách giáo dục để chuyển đổi từng bước giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các lĩnh vực khác nhau trong xã hội thuộc địa. Đó cũng là cơ sở vững chắc cho nền giáo dục hiện nay ở hai nước Indonesia và Việt Nam. Bài viết tập trung nghiên cứu quá trình chuyển đổi đó ở Indonesia và Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. |
---|