Những tác động chiến lược và kinh tế tới Nam Á từ sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển (MSR) của Trung Quốc là gì?
Bài nghiên cứu này tập trung vào vai trò của Nam Á trong sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển (MSR) của Trung Quốc.Với tầm quan trọng của sáng kiến MSR trong chính sách Một vành đai, Một con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của chính sách tới các mối quan hệ của Trung...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Chuyên đề nghiên cứu |
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://172.16.22.37/DefaultBookView.aspx?BookID=23868 https://hdl.handle.net/11742/52674 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Tóm tắt: | Bài nghiên cứu này tập trung vào vai trò của Nam Á trong sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển (MSR) của Trung Quốc.Với tầm quan trọng của sáng kiến MSR trong chính sách Một vành đai, Một con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của chính sách tới các mối quan hệ của Trung Quốc và các nước Nam Á dọc tuyến đường này, cụ thể là Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và Maldives, đáng được quan tâm. Số phận của MSR hoàn toàn tuỳ thuộc vào mối quan hệ của Trung Quốc với các nước trong khu vực Nam Á, một khu vực ở giữa các đường biển lớn giữa khu vực Đông/Đông Nam Á và Trung Đông/Châu Âu. Bài nghiên cứu này xem xét việc MSR được xây dựng với mục đích gì và được thực hiện ra sao trong khu vực Nam Á, đánh giá các tính toán chính trị và kinh tế của các nước trong khu vực khi tham gia MSR, và xác định những hành động của các nước này để đánh giá khả năng thành công của sáng kiến MSR. Về mặt chính trị, phản ứng của các nước Nam Á đối với sáng kiến MSR như sau: (i) Ấn Độ lo sợ về việc Trung Quốc tăng cường sức ảnh hưởng trên Ấn Độ Dương, và (ii) Pakistan, Sri Lanka, Maldives và Bangladesh nỗ lực sử dụng Trung Quốc để kháng cự lại khả năng thống trị của Ấn Độ. Về mặt kinh tế, MSR có hai hướng phát triển, đó là: (i) tăng đầu tư cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc, và (ii) mở rộng mối quan hệ thương mại Nam Á – Trung Quốc. Cả hai hướng này đều có thể giảm gánh nặng chi phí qua vay nợ Trung Quốc, hoặc có những “điều kiện ràng buộc”điều kiện kèm theo. |
---|