Vũ trang hóa ranh giới hàng hải của Trung Quốc
Việc mở rộng của Trung Quốc tại các vùng biển Đông Á có sự hỗ trợ lớn của các lực lượng không thuộc hải quân PLA. Các tổ chức này cũng hỗ trợ Cảnh sát biển Trung Quốc nhằm đạt được các mục tiêu, nhưng tránh để xảy ra rủi ro xung đột quân sự, duy trì uy tín, và ngăn các cường quốc bên ngoài có hành đ...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Tài liệu dịch |
Được phát hành: |
2018
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://172.16.22.37/DefaultBookView.aspx?BookID=27165 https://hdl.handle.net/11742/52741 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Tóm tắt: | Việc mở rộng của Trung Quốc tại các vùng biển Đông Á có sự hỗ trợ lớn của các lực lượng không thuộc hải quân PLA. Các tổ chức này cũng hỗ trợ Cảnh sát biển Trung Quốc nhằm đạt được các mục tiêu, nhưng tránh để xảy ra rủi ro xung đột quân sự, duy trì uy tín, và ngăn các cường quốc bên ngoài có hành động gây hấn vũ trang. Hai trong số các cơ quan hàng hải hoàn toàn phù hợp với mô hình này, đó là Cục Hải giám (CMS) và Cục Ngư chính Trung Quốc (FLE). Với đội tàu dân sự được trang bị bằng các vòi rồng hoặc các vũ khí hạng nhẹ, CMS và FLE có thể giúp Bắc Kinh theo đuổi yêu sách biển một cách mạnh mẽ, trong khi tránh được rủi ro và cái giá phải trả khi sử dụng chiến thuật “ngoại giao pháo hạm” truyền thống.Tư duy trên trái ngược với việc sử dụng các cơ quan chấp pháp hàng hải như Cảnh sát Biển (CMP), dù lực lượng này có năng lực hoạt động rộng khắp trên 3 triệu km vuông biển do Trung Quốc yêu sách. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc đã lựa chọn giải pháp đặt lực lượng này nằm ngoài các khu vực tranh chấp nhạy cảm. Nhất là khi Cảnh sát Biển Trung Quốc đang bị xem như một tổ chức quân sự, và có thể gây bất lợi cho chiến lược tranh chấp biển được Bắc Kinh theo đuổi.Kể từ năm 2013, giả thuyết này đã bị thay đổi khi giới lãnh đạo Trung Quốc triển khai tái cấu trúc lại hệ thống chấp pháp biển vốn phân mảnh, bất cập, và từng được gọi với cái tên “Ngũ Long trị hải”. Cuộc cải cách nhằm “hợp nhất” bốn tổ chức chấp pháp biển Trung Quốc, gồm ba cơ quan nêu trên, cộng với Cục Phòng chống Buôn lậu biển, thuộc Tổng cục Hải quan (GAC) thành một tổ chức mới với tên gọi “Lực lượng Bảo vệ Bờ biển” Trung Quốc. |
---|