Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của cắt đốt nhịp nhanh kịch phát trên thất bằng năng lượng có tần số radio qua catheter ở trẻ em
Nghiên cứu can thiệp đơn nhóm nhãn mở được tiến hành trên 95 trẻ em bị nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 8 năm 2016. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tính hiệu quả và an toàn của cắt đốt NNKPTT bằng năng lượng có...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Tác giả khác: | |
Định dạng: | Luận án |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
2021
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://muontailieuso.quochoi.vn/DefaultBookView.aspx?BookID=37695 https://hdl.handle.net/11742/55593 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Tóm tắt: | Nghiên cứu can thiệp đơn nhóm nhãn mở được tiến hành trên 95 trẻ em bị nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 8 năm 2016. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tính hiệu quả và an toàn của cắt đốt NNKPTT bằng năng lượng có tần số radio qua catheter với thời gian theo dõi trung bình 7,5 ± 2,3 tháng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về hiệu quả cắt đốt (thành công, tái phát) cũng như biến chứng của thủ thuật khi so sánh giữa các nhóm bệnh nhân theo độ tuổi, cân nặng, có bệnh tim bẩm sinh hay không. Không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh hiệu quả cắt đốt (thành công, tái phát) giữa các nhóm HC WPW, NNVLNT có đường phụ ẩn và NNVLNNT. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ tái phát cơn NNVLNNT giữa nhóm cắt đốt triệt hẳn được đường chậm và nhóm cắt đốt làm tổn thương đường chậm.Xác định đặc điểm điện sinh lý các loại NNKPTT ở trẻ em: Nhịp nhanh liên quan đường phụ nhĩ thất chiếm tỉ lệ cao nhất là 72,6% (trong đó 40,6% bị hội chứng Wolff-Parkinson-White và 59,4% có đường phụ ẩn), nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất (NNVLNNT) chiếm tỉ lệ 27,4%, hầu hết là NNVLNNT thể điển hình. |
---|