Giải pháp đột phá phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
Để đạt mục tiêu của Chính phủ về phát triển kinh tế cao và bền vững ở mức 6,5-7% trong giai đoạn 2021-2025, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư công, khôi phục đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng của cầu tiêu dùng nội địa thì vấn đề khai thông nguồn vốn qua thị tr...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Format: | Tài liệu tham khảo |
Language: | Vietnamese |
Published: |
2023
|
Subjects: | |
Online Access: | https://hdl.handle.net/11742/58355 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Summary: | Để đạt mục tiêu của Chính phủ về phát triển kinh tế cao và bền vững ở mức 6,5-7% trong giai đoạn 2021-2025, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư công, khôi phục đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng của cầu tiêu dùng nội địa thì vấn đề khai thông nguồn vốn qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm huy động nguồn lực cho mục tiêu này. Điều này ngày càng trở lên quan trọng do kênh vốn tín dụng ngân hàng chủ yếu tập trung vào kênh vốn ngắn hạn trong khi môi trường lãi suất quốc tế vẫn ở mức cao làm cho chi phí vốn huy động quốc tế của doanh dự kiến còn khó khăn. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn 2018-2021 nhưng đã thu hẹp rất mạnh kể từ đầu năm 2022 trở lại đây do những thay đổi môi trường kinh doanh, khuôn khổ pháp lý và chính sách và một số vụ việc làm cho hoạt động phát hành mới suy giảm lớn. Bài viết phân tích và đưa ra các đề xuất nhằm khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp qua các giải pháp chính bao gồm: (i) cải thiện minh bạch thông tin thị trường khôi phục niềm tin vào kênh đầu tư dài hạn này; (ii) rà soát và tháo gỡ những quy định về hạn chế đầu tư nhằm “tạo cầu” cho sản phẩm đầu tư trái phiếu; (iii) đẩy mạnh kênh phát hành chào bán rộng rãi ra công chúng qua việc áp dụng phê duyệt nhanh dành cho các doanh nghiệp niêm yết và trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm cao; (iv) tiếp tục hoàn thiện nền tảng cứng và mềm cho thị trường, bao gồm việc hình thành tổ chức bảo lãnh thanh toán trái phiếu; và (v) ban hành khung chính sách cho sản phẩm trái phiếu xanh nhằm tận dụng nguồn vốn trong nước và quốc tế cho phát triển bền vững. |
---|