Một số chính sách đầu tư phát triển giáo dục đại học Việt Nam
Tiến trình phát triển giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới trong khoảng 40 năm gần đây đã minh chứng rõ: nguồn lực tài chính, con người và hạ tầng có vai trò then chốt tới mở rộng tiếp cận giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu tại các cơ sở GDĐH. Bài tham luận, theo tiếp cận hệ thô...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Tài liệu tham khảo |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
2023
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://hdl.handle.net/11742/58459 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Tóm tắt: | Tiến trình phát triển giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới trong khoảng 40 năm gần đây đã minh chứng rõ: nguồn lực tài chính, con người và hạ tầng có vai trò then chốt tới mở rộng tiếp cận giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu tại các cơ sở GDĐH. Bài tham luận, theo tiếp cận hệ thống, đề xuất bộ chỉ số hệ thống GDĐH Việt Nam, phân tích hiện tại các chỉ số trên cơ sở các dữ liệu khảo sát thu thập từ 186 cơ sở GDĐH Việt Nam trong giai đoạn 2012-2017, từ các thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Tổng cục thống kê và Ngân hàng Thế giới (WB). Kết quả nghiên cứu chỉ ra, mặc dù Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định về kiểm định chất lượng, các chỉ số về đào tạo, nghiên cứu, tiếp cận và xếp hạng quốc tế còn khoảng cách xa với các nước top đầu khu vực. Trên cơ sở phân tích bộ chỉ số hệ thống GDĐH Việt Nam, chúng tôi đề xuất chính sách để phát triển hệ thống bao gồm: Một là, quy hoạch phát triển các cơ sở GDĐH theo các mục tiêu phân loại để đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Hai là, trong lộ trình tăng chi Ngân sách nhà nước (NSNN) cho GDĐH, cần đồng thời tái cơ cấu chi và thu hút đầu tư tư nhân vào GDĐH trên cơ sở cam kết đầu ra. Ba là, nâng cao tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ và bồi dưỡng năng lực quản trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy hoạch không gian và đầu tư hạ tầng để tạo môi trường học thuật đáp ứng tốt nhu cầu học tập và nghiên cứu cho các cơ sở GDĐH. Cuối cùng, bài tham luận đề xuất các mức mục tiêu cho hệ thống GDĐH Việt Nam tới năm 2030, là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về lộ trình và các giải pháp triển khai cụ thể. |
---|