Nguồn lực văn hóa vùng Tây Nam Bộ
Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) là vùng đất hình thành sau cùng trong tiến trình lịch sử của Việt Nam nếu xét về địa giới hành chính. Tuy nhiên, với điều kiện địa lý tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - văn hóa, sự hình thành các cộng đồng người tại chỗ mang nét riêng nhất định vì vậy nơi đây vẫn đã v...
Saved in:
Main Author: | |
---|---|
Format: | Tài liệu tham khảo |
Language: | Vietnamese |
Published: |
2023
|
Subjects: | |
Online Access: | https://hdl.handle.net/11742/59222 |
Tags: |
Add Tag
No Tags, Be the first to tag this record!
|
Summary: | Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) là vùng đất hình thành sau cùng trong tiến trình lịch sử của Việt Nam nếu xét về địa giới hành chính. Tuy nhiên, với điều kiện địa lý tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - văn hóa, sự hình thành các cộng đồng người tại chỗ mang nét riêng nhất định vì vậy nơi đây vẫn đã và đang là một khu vực tích hợp những nguồn lực văn hóa đặc thù mang vị thế đặc biệt đối với sự phát triển chung. Những nguồn lực đó thời gian qua vẫn âm thầm đóng vai trò nội sinh vừa góp phần tác động tích cực đối với mọi thành quả kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng vừa từng bước tạo ra bản sắc văn hóa vùng, tất cả góp phần như một nguồn động lực quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước qua mọi thời kỳ lịch sử. Thông qua khảo sát thực tế kết hợp tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau, dựa theo một số văn bản pháp quy, văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước…từ góc độ Văn hóa học kết hợp tiếp cận liên ngành với Sử học, Địa lý học, Dân tộc học, Xã hội học và một số khoa học chuyên ngành khác…bài viết bước đầu phân tích làm rõ đặc điểm, nội dung các thành tố của nguồn lực văn hóa vùng Tây Nam Bộ trong tương quan với các vùng văn hóa khác ở phía Nam và với cả nước. Kết quả bài viết hy vọng sẽ góp phần tiếp tục làm sáng tỏ về nhận thức lý luận và chỉ đạo thực tiễn đối với việc triển khai thực hiện các chiến lược văn hóa đã xác định hiện nay, đặc biệt liên quan mục tiêu, giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa với tư cách động lực chủ đạo của mọi sự phát triển kinh tế - xã hội trên từng vùng, miền cụ thể cũng như ở trong cả nước. |
---|